Insulin Thông thường (Theo đường tiêm) Insulin Human Regular (IN-su-lin HUE-man REG-yoo-lar)Điều trị tiểu đường. |
HumuLIN R , HumuLIN R Concentrated U-500 , HumuLIN R Concentrated U-500 KwikPen , NovoLIN R , Relion Novolin R |
Không nên Sử dụng Thuốc này Khi: Thuốc này không phù hợp với tất cả mọi người. Không sử dụng nếu bạn đã có phản ứng dị ứng với bất kỳ loại insulin nào. |
Cách Sử dụng Thuốc Này: Có thể tiêm - IV: Nếu bạn nằm viện, y tá hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác có thể cho bạn dùng thuốc này qua một kim tiêm đặt trong tĩnh mạch.
- Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ phối hợp với bạn để xác định liều dùng và điều trị dành cho bạn dựa vào nhu cầu insulin và lối sống của bạn. Bạn sẽ được dạy cách tự tiêm cho mình. Đảm bảo bạn hiểu tất cả chỉ dẫn. Hỏi bác sỹ, y tá hoặc dược sỹ nếu bạn có thắc mắc.
- Bạn nên bắt đầu ăn trong vòng 30 phút kể từ khi tiêm insulin.
- Luôn kiểm tra kỹ nồng độ của insulin và liều dùng của bạn. Nồng độ và liều dùng không giống nhau. Liều dùng là lượng đơn vị insulin bạn sẽ sử dụng. Nồng độ cho biết lượng đơn vị insulin trong mỗi millilit (mL), như 100 đơn vị/mL (U-100), nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ sử dụng 100 đơn vị cùng lúc.
- Humulin® R Concentrated U-500: Đong liều dùng cẩn thận. Dạng này có nhiều thuốc hơn trong cùng một lượng dung dịch so với dạng insulin U-100. Bạn sẽ cần phải dùng ít dung dịch hơn cho mỗi liều.
- Đọc và tuân theo hướng dẫn dành cho bệnh nhân kèm theo thuốc này. Hỏi bác sỹ hoặc dược sỹ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.
- Thuốc này trông phải trong trước khi dùng. Không lắc lọ thuốc. Không trộn lẫn thuốc này với bất kỳ insulin nào khác hoặc nước.
- Bạn sẽ được chỉ các vùng cơ thể có thể tiêm được. Mỗi lần tự tiêm, bạn nên tiêm vào vùng cơ thể khác. Theo dõi vùng đã tiêm để đảm bảo các vùng cơ thể được tiêm luân phiên.
- Sử dụng kim tiêm và ống tiêm mới cho mỗi lần tiêm thuốc. Nếu bạn sử dụng ống tiêm, hãy chỉ sử dụng loại được chế tạo để tiêm insulin. Một số loại insulin phải được tiêm bằng một loại ống tiêm hoặc kim tiêm chuyên dụng. Hãy hỏi dược sỹ của bạn nếu bạn không chắc chắn nên dùng loại nào.
- Luôn luôn kiểm tra nhãn trước khi sử dụng để đảm bảo bạn dùng đúng loại insulin. Không thay đổi nhãn hiệu, loại hoặc nồng độ trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn sử dụng bơm hoặc thiết bị khác, hãy đảm bảo thiết bị đó phù hợp để tiêm insulin.
- Thuốc chưa mở:
- KwikPen®: Bảo quản thuốc trong tủ lạnh. Không làm đông. Bạn cũng có thể bảo quản ở nhiệt độ pḥng tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và nguồn nhiệt. Bạn phải vứt bỏ thuốc chưa mở được bảo quản ở nhiệt độ pḥng trong ṿng 28 ngày.
- Lọ thuốc Humulin® R Concentrated U-500: Bảo quản thuốc trong tủ lạnh. Không làm đông. Bạn cũng có thể bảo quản ở nhiệt độ pḥng tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và nguồn nhiệt. Bạn phải vứt bỏ thuốc chưa mở được bảo quản ở nhiệt độ pḥng trong ṿng 40 ngày.
- Lọ thuốc Humulin®: Bảo quản thuốc trong tủ lạnh. Không làm đông. Không sử dụng insulin nếu thuốc đă bị đông lạnh.
- Novolin®: Bảo quản hộp thuốc trong tủ lạnh. Không làm đông. Nếu bạn không thể bảo quản thuốc trong tủ lạnh, hãy bảo quản ở nhiệt độ phòng, tại nơi thoáng mát, tránh xa ánh nắng và nguồn nhiệt trong tối đa 42 ngày.
- Thuốc đã mở:
- KwikPen®: Bảo quản ở nhiệt độ phòng tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và nguồn nhiệt. Không bảo quản trong tủ lạnh. Vứt bỏ bút đã mở sau 28 ngày, kể cả khi vẫn còn insulin trong đó.
- Lọ thuốc Humulin® R Concentrated U-500: Bảo quản thuốc trong tủ lạnh. Không làm đông. Bạn cũng có thể bảo quản ở nhiệt độ pḥng tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và nguồn nhiệt. Vứt bỏ tất cả lọ thuốc đã mở sau 40 ngày.
- Lọ thuốc Humulin®: Bảo quản thuốc trong tủ lạnh. Không làm đông. Bạn cũng có thể bảo quản ở nhiệt độ pḥng tại nơi thoáng mát, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trong tối đa 31 ngày.
- Novolin®:Bảo quản ở nhiệt độ phòng tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và nguồn nhiệt. Không bảo quản trong tủ lạnh. Vứt bỏ lọ thuốc đã mở sau 42 ngày, kể cả khi vẫn còn insulin trong đó.
- Vứt bỏ kim tiêm đã sử dụng trong hộp cứng đóng kín mà kim không thể đâm xuyên. Giữ hộp này tránh xa trẻ em và vật nuôi.
|
Dược phẩm và Thực phẩm Cần Tránh: Hỏi bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào khác, bao gồm thuốc mua tự do không cần theo toa, vitamin và các sản phẩm thảo dược. - Một số thuốc có thể thay đổi lượng insulin bạn cần sử dụng và khiến bạn khó kiểm soát bệnh tiểu đường hơn. Cho bác sỹ của bạn biết về tất cả các thuốc khác mà bạn đang dùng.
- Không uống rượu khi bạn đang sử dụng thuốc này.
|
Cảnh báo Khi Sử dụng Thuốc Này: - Cho bác sỹ biết nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú hoặc nếu bạn bị bệnh thận, bệnh gan, bệnh tim hoặc suy tim.
- Thuốc này có thể gây ra những vấn đề sau:
- Mức đường trong máu hoặc mức kali trong máu thấp
- Giữ nước hoặc suy tim (khi sử dụng cùng với thuốc thiazolidinedione [TZD])
- Không bao giờ dùng chung bút hoặc kim tiêm insulin với người khác. Dùng chung những dụng cụ này có thể làm lây lan virus viêm gan, HIV hoặc các bệnh khác từ người này sang người khác.
- Để thuốc xa tầm với của trẻ em. Không bao giờ chia sẻ thuốc với bất kỳ người nào.
|
Có thể xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng thuốc này: Gọi ngay bác sỹ nếu bạn phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây: - Phản ứng dị ứng: Ngứa hoặc phát ban, sưng tấy mặt hoặc tay, sưng tấy hoặc ngứa trong miệng hoặc cổ họng, tức ngực, khó thở
- Khô miệng, khát nước tăng dần, chuột rút cơ, buồn nôn, nôn, nhịp tim không đều
- Tăng cân nhanh, sưng tấy ở tay, mắt cá chân hoặc bàn chân, khó thở, mệt mỏi
- Run, lo sợ, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh hoặc mạnh, đầu choáng váng, đói, lú lẫn
Nếu bạn phát hiện thấy có những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn sau đây, hãy nói chuyện với bác sỹ của mình: - Mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy hoặc bất kỳ thay đổi nào tại vùng da được tiêm
|
Nếu bạn phát hiện thấy những tác dụng phụ khác mà bạn cho rằng do thuốc này gây ra, hãy cho bác sỹ của bạn biết. Gọi cho bác sỹ của bạn để nhận được tư vấn y khoa về tác dụng phụ. Bạn có thể báo cáo tác dụng phụ đến FDA tại số 1-800-FDA-1088 |